Đóng tuyết trong tủ lạnh cần xử lý đúng cách Hầu như hiện nay nhà nào cũng đều trang bị một chiếc tủ lạnh để bảo quản thực phẩm lâu hơn. Tuy nhiên, bán máy vệ sinh công nghiệp tại đà nẵng sau một thời gian sử dụng, nhiều người thắc mắc tại sao ngăn đá trên của tủ lạnh thường xuất hiện một lớp tuyết dày đặc bám bên trong? Lớp tuyết này không chỉ khiến không gian tủ lạnh bị thu hẹp mà còn gây lãng phí điện năng. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng phiền toái này? Cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết có đơn giản không? Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết? Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết hoàn toàn khác với đông đá. Ngăn đá có chức năng làm đông cứng nước hay các thực phẩm khác khi bảo quản trong đó. Còn đóng tuyết là hiện tượng tuyết trắng (đá xốp) bám trên thành tủ lạnh. Thậm chí bám trực tiếp trên đồ được bảo quản bên trong tủ lạnh. Lớp tuyết này nếu để càng lâu mà không xử lý sẽ ngày càng dày lên. Từ đó làm cho khả năng làm lạnh giảm, hiệu suất thấp, diện tích tủ bị thu hẹp. Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết là do đâu? Thói quen cho đồ ăn còn nóng vào tủ Bạn thường xuyên mở cửa tủ hay cho thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh là nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Thói quen sử dụng tủ lạnh không tốt này làm không khí và hơi nước vào nhiều, dẫn đến hiện tượng đóng tuyết lượng không khí vào trong tủ lạnh đó. Hoặc có thể do cửa tủ lạnh bị hở cũng có thể dẫn đến tình trạng này Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên Bạn bận rộn với công việc nên không có thời gian dọn dẹp tủ lạnh thường xuyên. Điều này vô tình khiến tủ lạnh có mùi, bánh răng bị bào mòn hoặc bị kẹt. Nguyên nhân là do bụi bẩn hoặc dầu mỡ do lâu ngày không được loại bỏ khiến quá trình truyền nhiệt giảm mạnh. Tuyết từ đó cũng bị đóng dày lên. Vì thế trong quá trình sử dụng tủ lạnh, bạn cần dành thời gian cho việc lau chùi thường xuyên để đảm bảo chúng không bị tình trạng này và không bị hỏng nặng hơn. Rơ – le xả đá (Timer) bị hỏng Với hầu hết tủ lạnh, Rơ – le xả đá thường được đặt ngay vị trí trong ngăn để rau, củ, quả. Một số thì nằm sau lưng tủ lạnh trong phần hộp điện kế bên Compressor (máy nén), cũng còn tùy vào thiết kế mỗi loại. Nhiệm vụ của nó hết sức quan trọng. Đó là thực hiện chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá. Tất nhiên, khi bộ phận quan trọng này bị hư, quá trình xả đá sẽ bị tạm dừng. Cuộn mô tơ bị cháy khiến cho đá bị đóng cứng trong tủ lạnh, tạo thành các lớp tuyết. Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch Sò lạnh có nhiệm vụ đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh. Khi sò lạnh thông mạch, thanh điện trở cũng hoạt động tốt hơn, ngăn chặn trường hợp nó đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết. Do đó, khi thấy tủ lạnh bị đóng tuyết dày đặc, thì có thể sò lạnh đã bị hư. Cầu chì nhiệt bị đứt Ngoài những nguyên nhân trên, cầu chì nhiệt cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nó được bố trí nằm bên trên ngăn đá có tác dụng bảo vệ không cho bộ phận xả đá hoạt động quá lâu, làm nóng tủ lạnh gây ra hỏng hóc nghiêm trọng. Một khi cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận này sẽ ngưng hoạt động. Cũng từ đó mà tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết sẽ xảy ra. Tủ lạnh bị đóng tuyết gây tốn điện Bạn có biết tủ lạnh bị đóng tuyết sẽ làm cho tiền điện hàng tháng nhà bạn tăng vọt? Đúng như vậy! Tình trạng này làm cho hơi lạnh trong tủ không thoát ra ngoài được do bị lớp tuyết chặn đường ống nên tủ lạnh phải hoạt động liên tục với công suất lớn hơn. Vì vậy mà ngốn nhiều điện hơn. Hơn nữa, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn còn phải mất khá nhiều thời gian để vệ sinh và xả tuyết cho tủ lạnh. Ngoài ra, sự lưu thông của hơi lạnh cũng bị cản trở khi gặp phải tình trạng này. Cứ như vậy hơi lạnh bị ứ đọng, ngăn cản quá trình làm đông đá. Thậm chí hơi lạnh thổi xuống ngăn mát còn bị cản trở, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được nếu tuyết bị đóng quá dày. Lúc này tủ lạnh phải hoạt động liên tục không tự ngắt. Đồng thời tiêu tốn nhiều điện năng, quá tải, gây hư hỏng linh kiện. Cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản chỉ với 3 bước Để đảm bảo an toàn trong quá trình xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết. Trước tiên, bạn phải tắt nguồn điện của tủ lạnh để tránh các trường hợp nguy hiểm xảy ra ngoài ý muốn. Để thuận tiện, bạn nên lấy tất cả các thực phẩm còn lại trong tủ lạnh ra ngoài. Bạn có thể gói thực phẩm vào gói giữ nhiệt để chúng không bị hỏng khi để ra ngoài. Tốt nhất là bạn nên xử lý khi thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh gần hết. Bước 1: Mở hết cửa của tủ lạnh và đặt vào một cốc nước nóng cho tuyết tan ra. Hoặc bạn có thể dùng quạt quay về phía tủ đá để tuyết trong tủ tan ra nhanh hơn. Bước 2: Bạn có thể nhân dịp này vệ sinh tủ lạnh bằng cách dùng khăn lau sạch bên trong tủ lạnh. Đem các khay nhựa trong ngăn đá và ngăn mát rửa sạch bằng nước và để chỗ khô thoáng. Bước 3: Sau khi băng tan hết. Dùng khăn khô lau sạch lại và ráp các khay nhựa vào vị trí cũ là xong. Vậy là bạn đã được một công đôi việc. Vừa xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết vừa vệ sinh sạch sẽ cho tủ. Vô cùng thuận tiện phải không nào? Mẹo nhỏ giúp tủ lạnh hạn chế tình trạng đóng tuyết Mách với bạn thêm mẹo nhỏ này. Đó là thoa một ít dầu thực vật vào xung quanh tường ngăn đá tủ lạnh. Việc này sẽ giúp giảm tình trạng đóng tuyết hơn. Bạn cũng có thể dùng thêm một vài lát chanh hoặc thoa 1 ít vani hay soda vào trong thành tủ để khử bớt mùi hôi của thực phẩm.