ĐỒ MẶC NHÀ PIJAMA LỤA MANGO THIẾT KẾ QUẦN ĐÙI
Béo thì giấu bụng, gầy thì tôn dáng Đồ mặc nhà pijama lụa mango thiết kế tay ngắn quần dài freesize từ 42-58kg...
BỘ DA ĐẸP TÓC ĐEN, DƯỠNG SÁNG DA MẶT WONMOM
Bộ da đẹp tóc đen, dưỡng sáng da mặt, kích thích mọc tóc suôn mượt Wonmom là bộ sản phẩm bao gồm 2 sản phẩm...
SET ĐỒ BỘ NỮ MẶC NHÀ THIẾT KẾ GEMMI FASHION
Với thiết kế đơn giản và bảng màu đa dạng, bộ da cá cotton cao cấp là gợi ý hoàn hảo cho set đồ đôi khi mùa đông...
ÁO COTTON HỒNG ĐỖ CROPTOP IN HOA AP222P52
Sản phẩm được làm từ chất liệu cotton với nhiều ưu điểm: khả năng thấm hút tuyệt vời, an toàn với làn da, đặc biệt...

Hội thảo Quản trị Tài sản Trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

Discussion in 'Rao vặt tổng hợp' started by thanhthuong123, Jun 13, 2024.

  1. Hội thảo Quản trị Tài sản Trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu

    Ngày 24/5/2024, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Trường Đại học Duy Tân tổ chức Hội thảo "Quản trị tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu". Hội thảo nhằm nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ và tăng cường hỗ trợ hoạt động quản trị tài sản trí tuệ cho các thành viên thuộc Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) cũng như các trường đại học, viện nghiên cứu trên cả nước.

    [​IMG]

    TS. Trần Lê Hồng phát biểu tại Hội thảo



    Với sự tham dự của TS. Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu Trí tuệ, TS. Trần Nhật Tân - Phó hiệu trưởng Đại học Duy Tân và các đại biểu, chuyên gia đến từ nhiều đơn vị như Trường Đại học Phenikaa, BK Holdings, Công ty TNHH Luật T&G,… hội thảo đã tập trung thảo luận nhiều chủ đề quan trọng liên quan đến quản trị tài sản trí tuệ trong các cơ sở nghiên cứu.



    Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trần Lê Hồng cho biết: “Hoạt động của mạng lưới TISC là một hành trình dài mà không phải chỉ là một điểm đến. Chúng ta đều hướng tới mong muốn ngày càng có nhiều hoạt động ý nghĩa hơn, thiết thực hơn để tạo ra thêm nhiều tài sản trí tuệ và thương mại tài sản đó để có thể đóng góp cho sự phát triển của từng cơ sở cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy, trong hệ thống mạng lưới TISC của những trung tâm hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, chúng tôi luôn mong muốn có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên và với những chuyên gia ở bên ngoài mạng lưới để chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, giúp cho hoạt động đổi mới sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ một cách thành công hơn nữa ở mỗi cơ sở.



    Đại học Duy Tân là một trong những thành viên tích cực của mạng lưới và đồng thời cũng là một trong những trường đại học có nhiều thành công và sự phát triển nhanh chóng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và đặc biệt là các hoạt động biến các tài sản trí tuệ trở thành những sản phẩm, đối tượng để đưa ra thị trường. Bởi vậy, hội thảo được tổ chức tại Đại học Duy Tân ngày hôm nay thực sự là một cơ hội tuyệt vời để các đại biểu, các chuyên gia đến từ nhiều cơ sở trong mạng lưới cùng chia sẻ, trao đổi và học hỏi lẫn nhau để cùng nhau phát triển hơn nữa.”

    [​IMG]

    TS. Lê Văn Chung - Giám đốc Trung tâm Mô hình hóa & Mô phỏng

    trình bày hành trình thương mại hóa tài sản trí tuệ của Đại học Duy Tân



    Xuyên suốt hội thảo, các đại biểu và chuyên gia đã cùng chia sẻ và thảo luận nhiều chuyên đề quan trọng, bao gồm:



    - "Kinh nghiệm xây dựng và triển khai Quy chế quản trị tài sản trí tuệ - Hiện thực hóa tiềm năng của Trường ĐH Phenikaa" của PGS.TS. Vũ Ngọc Hải - Trưởng phòng Khoa học Công nghệ & Đổi mới Sáng tạo, Trường Đại học Phenikaa;



    - "Từ ý tưởng đến thị trường: Hành trình thương mại hóa tài sản trí tuệ" của TS. Lê Văn Chung - Giám đốc Trung tâm Mô hình hóa & Mô phỏng, Trường Khoa học Máy tính - Đại học Duy Tân



    - "Kinh nghiệm xây dựng phương án thương mại hóa, phân chia lợi nhuận và những chính sách khuyến khích phi tài chính khác của BK Holdings" của TS. Hứa Thùy Trang - Giám đốc Ban Hợp tác Doanh nghiệp, BK Holdings;



    - …



    Thông qua các bài trình bày và thảo luận, hội thảo đã cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, giúp các trường đại học, viện nghiên cứu nâng cao năng lực, xây dựng chiến lược hiệu quả trong quản trị và thương mại hóa tài sản trí tuệ. Đây là nỗ lực quan trọng nhằm phát huy tối đa tiềm năng sáng tạo và đổi mới của các cơ sở nghiên cứu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



    (Truyền Thông)




    Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5932&pid=2062&page=0&lang=vi-VN
     

XEM NHIỀU

Share This Page