Kinh nghiệm cải tạo nhà 2 tầng tiết kiệm chi phí Nếu bạn đang có ý định cải tạo nhà 2 tầng cũ thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Bởi công việc ấy cần được mua máy vệ sinh công nghiệp tại đà nẵng thực hiện đúng cách và bài bản. Nếu không sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối đấy. Nhu cầu cải tạo nhà 2 tầng cũ Trải qua một thời gian dài, ngôi nhà của bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc bị xuống cấp, hư hỏng. Cũng vì vậy mà nhu cầu cải tạo, nâng cấp nhà cũng dần trở nên cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Tổ ấm nhỏ bé của bạn sẽ càng vững chãi nếu ngôi nhà cũng được chăm sóc, đầu tư. Có thể thấy, ở nước ta, từ nông thôn đến thành thị, những ngôi nhà 2 tầng khá phổ biến. Bởi kinh phí xây dựng một căn nhà này không quá lớn, phù hợp với đại đa số các gia đình. Tuy nhiên, những căn nhà 2 tầng này thường đã trở nên cũ kỹ và dường như đã bị lỗi thời. Không những vậy, còn xuống cấp và đặc biệt là không đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia chủ. Hiện nay, nhu cầu xây nhà 2 tầng hợp thời đại đang là xu hướng của rất nhiều gia đình. Những căn nhà 2 tầng với những phong cách thiết kế đa dạng như: Nhà hai tầng mái chữ A, nhà mái thái, nhà chữ L… Tất cả đều đang được nhiều gia đình Việt yêu thích và lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, chi phí sửa sang cũng được tiết kiệm một cách đáng kể. Với những gia đình đang sở hữu một ngôi nhà 2 tầng cũ và muốn “biến hóa” nó trở thành một ngôi nhà hiện đại, khang trang, hợp xu thế hơn. Lúc này, việc cải tạo là điều tất yếu. Vậy khi nào thì gia chủ nên cải tạo, trùng tu nhà 2 tầng cũ? Khi nào cần cải tạo nhà 2 tầng cũ? Việc đầu tiên khi bắt đầu thi công là nhận biết được những dấu hiệu của một ngôi nhà 2 tầng cũ cần cải tạo: Hư hỏng chân tường Theo thời gian, chân tường nhà 2 tầng thường xảy ra các hiện tượng bong, tróc, không còn giữ được vẻ đẹp và độ chắc chắn vốn có. Lúc này, để xử lý cải tạo nhà 2 tầng cũ, ta có thể thực hiện như sau: Loại bỏ hoàn toàn tất cả các lớp vữa trát cũ. Sau đó, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng gạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà. Sử dụng vữa xi măng mác cao để trát lại. Đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 90 cm so với cốt sàn nhà (nên sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường). Có thể ốp chân tường bằng gạch hoa hay ván lát gỗ để tạo thêm sự sang trọng cho ngôi nhà. Hiện tượng võng sàn, nứt sàn Trong quá trình sinh hoạt, gia chủ thường tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng. Đôi khi còn xây trực tiếp lên sàn tại vị trí không có dầm. Vì thế, hiện tượng các sàn bị võng xuống theo thời gian là điều dễ hiểu. Thậm chí gây nên thấm dột và bong vữa trần. Sở dĩ là vì nó đang phải chịu một lực tập trung theo một đường thẳng giữa sàn nhà. Với trường hợp này, bạn cần phá dỡ những bức tường xây sai quy định. Hoặc nếu cần xây dựng tường lên sàn thì phải cấy dầm lên sàn cũ. Xuất hiện các vết nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng Đây lại là do một nguyên nhân muôn thuở gây nên. Đó là không xử lý chống thấm. Qua thời gian sử dụng lâu năm, ban công hay sân thượng bị thấm ẩm. Từ đó, gây nên hiện tượng lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược. Đọng nước tại vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà. Vì thế cứ mỗi lần mưa, nước sẽ ngấm và gây nên đọng nước. Khi trời nắng lên lại bị co giãn gây nứt cổ trần. Lúc này, việc cần làm để cải tạo nhà 2 tầng cũ là sửa lại các mạch vữa chân tường. Chúng ta có thể đục bỏ một phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao, đồng thời xây vát góc để tránh đọng lại nước. Kinh nghiệm nào giúp cải tạo nhà 2 tầng cũ tiết kiệm nhất Các bạn có băn khoăn: “Làm thế nào để đảm bảo ngôi nhà 2 tầng cũ của mình có một “diện mạo” hoàn toàn mới, hợp xu thế, tiện nghi mà lại vẫn vô cũng tiết kiệm?” Các bạn hãy lưu ý những kinh nghiệm sửa chữa sau nhé: Dự trù chi phí phát sinh Bất cứ kế hoạch nào dù cho bạn tính toán kỹ lưỡng đến đâu cũng sẽ phát sinh chi phí. Hãy dự trù một khoản ngân sách để bù đắp cho những phát sinh này trong quá trình cải tạo nhà 2 tầng cũ. Bạn cần phải dự trù kinh phí thật cẩn thận sao cho chi phí này là nhỏ nhất. “Người tính không bằng trời tính”. Vì vậy, lý thuyết là 1 chuyện, còn thực hành lại là chuyện khác. Trong quá trình cải tạo nhà, chắc chắn bạn sẽ nảy sinh một vài ý định hoặc có một vài thiếu sót. Và tất nhiên chi phí phát sinh là không tránh khỏi. Cải tạo nhà 2 tầng cũ là một một việc làm tốn kém. Tùy theo mục đích sử dụng, yêu cầu sửa chữa mà bạn dự trù kinh phí sao cho hợp lý. Dù sao thừa còn hơn là thiếu phải không cả nhà! Thống nhất một kiểu thiết kế Các mẫu thiết kế nhà hiện nay vô cùng bắt mắt khiến bạn đau đầu để lựa chọn. Vì vậy, nhân dịp trùng tu này, bạn muốn kết hợp nhiều mẫu thiết kế cho ngôi nhà? Tuy nhiên, điều này là không được các chuyên gia khuyến khích đâu nhé. Bởi vì việc kết hợp này sẽ khiến bạn tốn kém rất nhiều thời gian và tiền bạc. Nó sẽ khiến bạn đi ngược lại với mục cải tạo nhà 2 tầng cũ tiết kiệm của mình đấy. Dù cho có quá nhiều mẫu nhà vô cùng bắt mắt với những ưu điểm nổi bật khác nhau thì bạn chỉ nên chọn một kiểu duy nhất thôi nhé. Với theo sự tư vấn của kiến trúc sư, bạn sẽ chọn được cho mình một mẫu ưng ý. Và lúc này, bạn chỉ cần tiến hành cải tạo theo phương án đó mà thôi. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và cả tiền bạc.